Lợi ích của khoai tây có lẽ không cần bàn cãi. Khoai tây có thể dùng để chế biến đa dạng các món ăn và các món từ khoai tây để hợp khẩu vị của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có những thực phẩm khi kết hợp với khoai tây lại có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, trước khi dùng khoai tây để chế biến món ăn, bạn nên tìm hiểu kỹ khoai tây kỵ gì.
Bạn có biết khoai tây kỵ gì?
Khoai tây có thể kỵ với những thực phẩm mà bạn không ngờ đến như:
Khoai tây kỵ cà chua
Khoai tây kỵ cà chua bởi cả 2 nguyên liệu này đều chứa một lượng nhỏ chất độc solanine. Ngoài ra, lượng tinh bột khá cao trong khoai tây cùng với lượng pectin và phenolic khá cao trong cà chua khi kết hợp với nhau có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ cùng một lúc hai thực phẩm này quá nhiều để tránh nguy cơ dị ứng, đầy hơi, chướng bụng thậm chí ngộ độc.
Khoai tây kỵ chuối
Chuối và khoai tây đều chứa lượng lớn chất bột đường. Khi ăn hai thực phẩm này cùng lúc có thể làm tăng lượng tinh bột và đường nạp vào cơ thể. Điều này không tốt cho người thừa cân, người bị tiểu đường hay người đang trong chế độ ăn hạn chế carb.
Khoai tây kỵ lựu
Khi ăn lựu chung với khoai tây sẽ kích thích quá trình tiết dịch vị dạ dày, gây ra ợ chua, ợ nóng, nóng rát trong bụng với những người bị viêm loét dạ dày, khó tiêu.
Khoai tây kỵ quả hồng
Quả hồng là loại trái cây rất kỵ với khoai tây. Khoai tây nhiều tinh bột nên khi ăn sẽ kích thích tiết dịch vị dạ dày. Quả hồng chứa nhiều axit tannic, dễ kết tủa với protein trong khoai tây gây ra triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Cặp thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Khoai tây kỵ gì khác ngoài những thực phẩm trên? Có nhiều cặp thực phẩm kết hợp gây hại sức khỏe như khoai tây và trứng. Ăn khoai tây cùng với trứng gà có thể làm tăng làm lượng cholesterol xấu trong máu. Người đang có hàm lượng cholesterol cao, đang mắc bệnh về huyết áp, tim mạch không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.
Thịt nướng và khoai tây cũng là cặp thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa. Tinh bột của khoai tây cần tiêu hóa bằng kiềm. Còn protein từ thịt lại cần được tiêu hóa bằng acid. Khi kết hợp khoai tây và thịt nướng có thể dẫn đến chướng bụng, khó tiêu, lâu ngày sẽ không tốt cho sức khỏe.
Khoai tây kỵ với nhóm đối tượng nào?
Hầu hết chúng ta đều có thể ăn khoai tây và những món ăn chế biến từ khoai tây cũng được cả trẻ em lẫn người lớn yêu thích. Tuy nhiên, vẫn có những người được khuyến cáo không nên ăn khoai tây. Vậy khoai tây kỵ với những nhóm đối tượng nào?
Khoai tây không thực sự tốt cho bà bầu
Phụ nữ mang thai không nên ăn khoai tây quá nhiều: Lý do là vì alcaloid có trong củ khoai tây có cấu trúc khá tương đồng với hormone steroid, estrogen và progesterone trong cơ thể bà bầu.
Khi tiêu thụ một lượng lớn khoai tây thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bởi alcaloid không giảm qua quá trình nấu nướng thông thường. Món khoai tây chiên còn chứa nhiều tinh bột và chất béo, có thể gây thừa cân, cao huyết áp ở bà bầu và điều này cũng ảnh hưởng đến thai nhi.
Khoai tây không phải lựa chọn tốt cho bệnh tiểu đường
Khoai tây giàu tinh bột nên không phải thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Ngoài ra, hàm lượng tinh bột dồi dào trong khoai tây cũng dễ khiến bệnh nhân tăng cân, từ đó tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Người cao huyết áp hạn chế ăn khoai tây
Các món khoai tây, nhất là khoai tây chiên có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Vì thế, đây cũng không phải là thực phẩm mà những người bị cao huyết áp nên ăn thường xuyên.
Người bị dị ứng khoai tây không nên ăn thực phẩm này
Người bị dị ứng celiac có cơ địa nhạy cảm đặc biệt với gluten cũng không nên ăn khoai tây. Triệu chứng của dị ứng khoai tây là cơ thể mẩn đỏ, đau đầu, tiêu chảy, người ngứa ngáy, lên cơn hen suyễn, xuất huyết kết mạc… Nếu trước đây bạn từng bị bị ứng các thực phẩm như: Lúa mạch, yến mạch, lúa mì, bánh mì, bia, thịt, các chất làm ngọt... thì nguy cơ bị dị ứng khoai tây của bạn cũng cao hơn những người khác.
Để đảm bảo an toàn khi ăn khoai tây cần lưu ý gì?
Những thông tin trên đây đã cho bạn biết khoai tây kỵ gì và ai không nên ăn hoặc không nên tiêu thụ quá nhiều khoai tây. Nhưng để đảm bảo an toàn khi ăn thực phẩm này, bạn còn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khoai tây đã mọc mầm bạn tuyệt đối đừng ăn. Khi khoai mọc mầm sẽ xuất hiện các hợp chất solanine và chaconine là độc tố glycoalkaloids. Loại độc tố này có thể gây ngộ độc khoai tây với triệu chứng đau đầu, tiêu chảy, chuột rút…
- Bạn không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh bởi hành động này có thể khiến tinh bột chuyển hóa thành đường. Một loại axit amin sẵn có trong khoai tây kết hợp với đường này có thể tạo thành acrylamide - một chất độc làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Củ khoai tây được trồng dưới đất nên vỏ củ cũng có thể tiềm ẩn nhiều nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh. Đây là một trong các loại củ quả không nên ăn cả vỏ vì dễ gây ngộ độc. Khi chế biến, bạn cần gọt sạch vỏ để đảm bảo an toàn.
- Ăn khoai tây sống có sao không? Trong khoai tây sống chứa độc tố solanine gây đau đầu, buồn nôn. Ngoài ra, khoai tây sống cũng có thể tiềm ẩn vi khuẩn Salmonella hoặc E.coli hay các loại nấm mốc nên đây không phải thực phẩm thích hợp để ăn sống bạn nhé!
- Không ít trường hợp bị ngộ độc thực phẩm vì nguồn nguyên liệu kém an toàn. Khi mua khoai tây, bạn nên chọn những cửa hàng thực phẩm sạch để đảm bảo khoai tây không tồn dư chất bảo vệ thực vật.
Khoai tây là một thực phẩm phổ biến, giá rẻ, có giá trị dinh dưỡng cao lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, thực phẩm này sẽ chỉ phát huy tối đa lợi ích khi chúng ta sử dụng đúng cách. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết khoai tây kỵ gì, ai không nên ăn nhiều khoai tây và cách sử dụng khoai tây sao cho an toàn, đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: Ăn khoai lang mỗi ngày mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?