Bột mì là sản phẩm được làm từ lúa mì, được sử dụng làm nguyên liệu cho các món bánh như: Bánh mì, bánh nướng, bánh quy… Bột mì có “tuổi thọ” chỉ khoảng nửa năm. Bột mì sau khi hết hạn thì không nên ăn. Vậy, ăn bột mì hết hạn có sao không?
Bột mì là loại bột mịn được sản xuất từ lúa mì. Nó được sử dụng làm nguyên liệu chính, để chế biến các món bánh như: Bánh mì, bánh nướng, bánh quy, pizza và nhiều món ăn khác. Trên thị trường, bột mì được phân loại thành bột mì trắng và bột mì nâu. Bột mì trắng có thể tồn tại lâu nhất do hàm lượng chất béo thấp hơn, trong khi các loại bột mì nguyên chất (bột mì nâu), không chứa gluten sẽ hỏng sớm hơn.
Hầu hết các loại bột mì đóng gói đều có ngày hết hạn hay còn được gọi là hạn sử dụng, được in trên túi để giúp người tiêu dùng biết biết được khoảng thời gian mà bột mì đảm bảo chất lượng. Bột mì thường có thời hạn sử dụng dài nhưng thường bị hỏng sau 3 – 8 tháng. Tuy nhiên, bột mì hết hạn chưa lâu nếu không bị hỏng vẫn có thể ăn được. Cách tốt nhất để xác định xem bột mì hết hạn có còn an toàn để sử dụng hay không, đó là ngửi bột mì.
Bột mì còn tươi mới sẽ có mùi trung tính,ngược lại bột mì hết hạn hoặc đã cũ sẽ có mùi ôi, mốc hoặc gần như chua. Bột mì cũng có thể bị đổi màu. Ngoài ra, nếu bột mì hết hạn bảo quản không đúng cách, tiếp xúc với nước hoặc độ ầm cao thì các khối nấm mốc lớn có thể xuất hiện trong bột mì. Trong trường hợp này, bạn nên vứt bỏ toàn bộ túi bột mì hết hạn ngay lập tức. Bột mì sau khi hết hạn cần được bảo quản trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát để giữ được độ tươi mới.
Bạn có thể làm lạnh hoặc đóng băng bột mì để tăng thêm thời hạn sử dụng của nó. Ví dụ: bột mì đa dụng để được từ 6 – 8 tháng trên kệ, nhưng lên đến 1 năm nếu để trong tủ lạnh và 2 năm nếu để đông lạnh. Nếu cho bột mì vào tủ lạnh nên niêm phong bột mì trong hộp kín, chẳng hạn như túi nhựa hoặc hộp đựng thức ăn, tránh ẩm, tránh nước để bột không bị mốc.
2. Ăn bột mì hết hạn có sao không?
Khi sử dụng bột mì nhiều người thường cho rằng, thời hạn sử dụng của nó là khoảng 1 năm. Song theo các nhà khoa học, “tuổi thọ” của bột mì chỉ đạt khoảng nửa năm. Nếu vượt quá 6 tháng bột mì có thể không còn độ ngon, mùi thơm như ban đầu nữa. Thậm chí lúc này bột mì có thể vón cục, ẩm mốc và việc làm bánh từ nguyên liệu này sẽ trở nên khó khăn hơn.
Trên thực tế, dù đã mở túi hay chưa mở túi thì bột mì đa dụng hay bột mì trắng thường chỉ có hạn sử dụng từ 6 – 8 tháng, còn bột mì nguyên cám (bột mì nâu) có hạn sử dụng từ 4 – 6 tháng. Do đó, ăn bột mì hết hạn có thể tạo ra các hợp chất có hại cho sức khỏe. Vì khi hết hạn, bột mì sẽ bị ôi thiu, cấu trúc phân tử của nó thay đổi, thường vón cục, màu bột mì biến sắc sang vàng nhạt hoặc xỉn xám do có nấm mốc.
Hơn nữa, bột mì hết hạn sẽ làm món ăn sau khi nấu chín có mùi vị khó chịu, không còn mùi vị thơm ngon, nhưng nếu ăn với một lượng nhỏ, chúng sẽ không có khả năng gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, ăn bột mì hết hạn và bị mốc có thể nguy hiểm, mặc dù không phải tất cả các loại nấm mốc đều có hại, nhưng một số loại có thể tạo ra các độc tố nguy hiểm được gọi là độc tố nấm mốc. Các độc tố này có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy.
Độc tố nấm mốc cũng có thể gây nên các bệnh nghiêm trọng khác, bao gồm ung thư và bệnh gan, triệu chứng nhiễm nấm mốc nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lượng nấm mốc có trong bột mì và thời gian tiếp xúc. Vì vậy, tốt nhất bạn nên vứt bỏ bột mì nếu bột mì hết hạn có mùi khó chịu, đổi màu hoặc có dấu hiệu phát triển của nấm mốc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng người tiêu dùng không nên ăn bột mì hết hạn sử dụng. Bởi bột mì hết hạn sử dụng rất dễ bị nấm mốc, ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu cố tình ăn bột mì hết hạn và bị hư hỏng có thể trở thành nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh ung thư.
3. Bột mì hết hạn sử dụng có dùng được không?
Bột mì ngày nay có nhiều loại nên rất dễ dàng sử dụng, chế biến các món ăn cho gia đình. Bên cạnh sự tiện lợi của bột mì đa dụng đó là có thể dùng làm bánh đặc biệt là bánh mì thì bột mì hết hạn sử dụng không dùng được, vì có thể gây ra một số bất lợi cho sức khỏe như sau:
3.1. Suy giảm chức năng chuyển hóa, gây bệnh tiểu đường
Nghiên cứu tai Đại học Harvard được công bố trên Tạp chí Lancet cho biết: Bột mì hết hạn sử dụng khi thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã phát hiện thấy những con chuột ăn bột mì làm cho khả năng chuyển hóa của cơ thể giảm mạnh. Hơn nữa, mỡ tích nhiều trong cơ thể, dễ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3.2. Làm tăng tính háu ăn, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa
Ăn quá nhiều bột mì hết hạn sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tim mạch. Theo nghiên cứu cả các chuyên gia dinh dưỡng, ở bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) thì các chế phẩm từ bột mì hết hạn sử dụng nói chung không có lợi cho sức khỏe. Bởi carbohydrate có trong bột mì có tên là amylopectin A rất dễ chuyển hóa thành đường huyết so với các loại carbohydrate khác.
3.3. Tăng nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể
Các loại thực phẩm khi được chế biến từ bột mì hết hạn sử dụng, làm tăng lượng đường huyết, gluco có trong máu gây nhiều bất lợi cho sức khỏe. Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể từ bệnh đục thủy tinh thể cho đến viêm khớp hay bệnh tim mạch
Qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin về ăn bột mì hết hạn có sao không? Để đảm bảo sức khỏe bạn nên tránh ăn bột mì hết hạn sử dụng. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách cập nhật các thông tin hữu ích được viện an toàn thực phẩm chia sẻ mỗi ngày nhé !
Xem thêm:
-
Sữa chua hết hạn có ăn được không?