Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bánh bao được không?

Admin

Bánh bao là một món ăn nhẹ quen thuộc hàng ngày khá tiện lợi và có nhiều chất dinh dưỡng. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ăn bánh bao được không? Mẹ nên ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Thành phần dinh dưỡng trong bánh bao

Bánh bao là món ăn truyền thống được ưa chuộng và rất phổ biến. 100g bánh bao nhân thịt xay sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • 219 calo.

  • 6.1g chất đạm.

  • 47.5g tinh bột.

  • 19mg canxi.

  • 1.5mg sắt.

  • 45.3g nước.

  • 500mg chất béo.

  • 500mg chất xơ.

  • 88mg phốt pho.

  • 100 mcg vitamin B1.

Bánh bao chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bánh bao không chứa cholesterol nên khá phù hợp với bà bầu. Đây chính là bữa ăn phụ nhanh gọn, tiện lợi, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bánh bao được không?

Người bị tiểu đường thai kỳ ăn bánh bao được không?

Nguyên liệu chính để làm nên bánh bao là bột mì trắng. Phần nhân của bánh bao được làm từ thịt lợn, trứng cút, mộc nhĩ, hành tây, dầu ăn cùng nhiều gia vị khác. Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh bao khá cao. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thì đây không phải là lựa chọn tốt.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn bánh bao. Bột mì trắng làm bánh bao có tác hại tương đương với đường, khiến cơ thể khó kiểm soát chỉ số đường huyết. Đây là điều khá nguy hiểm đối với bệnh nhân.

Người bị tiểu đường thai kỳ không nhất thiết phải hoàn toàn kiêng ăn bánh bao. Mẹ có thể ăn bánh bao với khẩu phần hợp lý. Việc ăn bánh bao quá nhiều và quá thường xuyên có thể khiến mẹ bị tăng nồng độ đường glucose trong máu dẫn đến biến chứng tim mạch.

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn bánh bao? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn bánh bao như thế nào thì phù hợp?

Đáp án của thắc mắc “Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn bánh bao được không?” là có nhưng mẹ cần ăn có liều lượng cụ thể như sau:

  • Mỗi tuần có thể ăn 2 - 3 lần, mỗi lần ăn 100 - 150g bánh bao.

  • Ăn bánh bao kèm các loại rau xanh khác để giảm khả năng hấp thụ đường của cơ thể.

  • Thành phần bánh bao chứa nhiều tinh bột nên nếu mẹ đã ăn bánh bao thì không nên ăn thêm những sản phẩm làm từ tinh bột khác.

  • Nên ăn bánh bao hấp, không nên chọn bánh bao chiên rán vì dầu mỡ sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, khó kiểm soát lượng đường huyết.

  • Nên ăn bánh bao chay, bánh bao nhân rau củ thay vì các loại bánh bao truyền thống.

  • Nên đo chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn bánh bao để nắm được sự chênh lệch của lượng đường trong máu. Nếu chỉ số này tăng nhiều thì mẹ cần giảm bớt khẩu phần vào những lần ăn tiếp theo.

Lưu ý khi ăn bánh bao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài bánh bao, mẹ có thể bổ sung thêm một số loại bánh khác thích hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không? Những lưu ý mẹ cần biết

Một số loại bánh khác phù hợp với người bị tiểu đường thai kỳ

Những loại bánh có lợi cho sức khỏe mà bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên ăn bao gồm:

Bánh mì

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu không được chữa trị đúng cách. Bánh mì là loại thực phẩm cần thiết giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ bầu tốt nhất nên ăn các loại bánh mì không trộn phụ gia.

Một gợi ý tuyệt vời cho mẹ là bánh mì đen với hàm lượng chất xơ gấp 4 lần và lượng calo ít hơn 20% so với loại bánh mì trắng thông thường.

Bánh mì. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bánh gạo lứt

Bánh gạo lứt là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của người ăn kiêng và giảm cân. Lượng đường trong loại bánh này cực kỳ thấp nên cũng phù hợp để làm món ăn vặt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Gạo lứt có chứa nhiều dưỡng chất bao gồm phospholipid, Inositol, các vitamin nhóm B. Ăn bánh gạo lứt sẽ giúp mẹ bầu điều hòa lượng đường huyết, giảm nguy cơ bị biến chứng tim mạch, ổn định cân nặng, điều hòa chức năng gan.

Bánh quy không đường

Bánh quy là món ăn vặt khá dễ ăn được nhiều mẹ bầu ưa thích. Nếu mẹ cần tìm một loại bánh không đường thì có thể ăn các thương hiệu bánh quy không đường được chế biến phù hợp cho mẹ bầu như bánh yến sào Sanest Cake, Gullon, các loại bánh quy Marie khác.

Khi chọn mua bánh quy, mẹ hãy quan sát thành phần được in trên hộp bánh. Mẹ không nên mua các loại bánh có hàm lượng đường nhiều để bảo vệ sức khỏe.

Bánh quy không đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Có một thực tế là hầu hết những loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt đều có chỉ số đường huyết GI thấp. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất đạm thực vật và chất xơ quý giá.

Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại bánh mì nguyên hạt làm từ những loại ngũ cốc khác nhau. Mẹ bầu có thể tha hồ lựa chọn và yên tâm sử dụng.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có được lời giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc “Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bánh bao được không?”. Mẹ hãy chọn khẩu phần ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ nhé!