Cây trâm: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Admin

Cây trâm là một loại cây thân gỗ, mang vẻ đẹp hoang dã và thường mọc dại ven rừng. Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc cây trâm tại nhà.

Cây trâm có vẻ đẹp rất bình dị, thu hút mọi ánh nhìn với thân cây to lớn. Đây cũng là một trong những loại cây xanh khá hiếm và quý ở Việt Nam. Hãy cùng Báo Đắk Nông tìm hiểu chi tiết về cây trâm nhé!

1 Cây trâm là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây trâm

Cây trâm còn có tên gọi khác là cây vối rừng, trâm mốc, hậu phác nam,... Loài cây này có tên khoa học là Syzygium cumini, thuộc chi Trâm (Syzygium) và họ Đào Kim Nương (Myrtaceae).

Nguồn gốc xuất xứ của cây trâm Pakistan, Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Tại Việt Nam, chúng thường phân bố ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên.

Trước đây, nó chỉ là loài cây mọc dại ven rừng, nhưng thời gian gần đây nhiều người bắt đầu tìm hiểu và trồng loài cây này ở sân vườn như một loại cây cảnh.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây trâmNguồn gốc, ý nghĩa cây trâm

Ý nghĩa phong thuỷ cây trâm

Tuy vốn chỉ là một loài cây dại nhưng cây trâm lại mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Với dáng đứng cao, gốc và thân cây to khỏe, cây trâm tượng trưng sức sống mãnh liệt và mang đến cho gia chủ nguồn năng lượng tích cực. Đồng thời, nó cũng giúp gia chủ có một sức khỏe dẻo dai và ý chí kiên cường, không còn lo ngại khó khăn.

Ngoài ra, cây còn có phiến lá to, tán lá rộng, và ra hoa suốt 4 mùa trong năm nên được cho rằng đại diện cho sự trường tồn, tươi tốt và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Ý nghĩa phong thuỷ cây trâmÝ nghĩa phong thuỷ cây trâm

Bên cạnh đó, hoa của cây cũng kết thành những chùm nhỏ nhắn, tròn trịa hoàn hảo, vì vậy cây cũng mang ý nghĩa gắn kết các thành viên trong nhà và cầu mong cả gia đình luôn hòa thuận, nương tựa lẫn nhau.

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân mà cây trâm thường được trồng trong sân vườn, đặc biệt là ở những khu xây dựng tại các thành phố lớn vì khả năng thanh lọc không khí cực kỳ tốt của nó.

Đặc điểm, phân loại cây trâm

Cây trâm có thân gỗ, cao từ 8- 20m, một số cây có tuổi thọ lớn có thể cao đến 30m, thân cây có đường kính khá lớn, khoảng 50m. Vì cùng thuộc chi Trâm nên cây trâm có hình dáng khá giống với cây mận roi.

Cành cây dẹt và màu trắng, xám khi khô. Lá cây có hình elip, thường mọc đối xứng lẫn nhau, mặt trên lá có màu xanh đậm, bóng và mặt dưới sẽ nhạt hơn.

Đặc biệt, gỗ của loài cây này khá cứng và có vân gỗ rất mịn, khó bị mục nát lại dễ gia công nên rất thích hợp để thiết kế thành các thiết bị nội thất trong nhà. Tuy nhiên, do cây trâm cũng khá hiếm và quý nên rất khó tìm thấy các đồ nội thất từ gỗ cây trâm trên thị trường.

Đặc điểm của cây trâmĐặc điểm của cây trâm

Điểm nổi bật của cây trâm phải kế đến hoa của nó. Hoa cây trâm có kích cỡ nhỏ, tròn, mọc thành chùm xen kẽ các nách lá rụng hoặc các cành không lá. Hoa thường bắt đầu trổ vào tháng 3 và nở rộ vào tháng 4, có mùi thơm nhẹ nhàng.

Đến khoảng tháng 5-6 thì hoa sẽ bắt đầu tàn và ra trái. Trái trâm rừng có hình bầu dục, màu xanh lục và chuyển dần sang màu hồng đến tím đen khi chín. Khi còn sống thì trái trâm sẽ hơi chát nhưng khi chín thì lại chua chua, ngọt ngọt và có mùi thơm nhẹ.

2 Tác dụng của cây trâm

Tác dụng cây trâm đối với sức khỏe

Trong y học dân gian, cây trâm thường được dùng để chữa bệnh tiểu đường và điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy nặng.

Ngoài ra, do trong vỏ thân, cành to và lá trâm có vị cay, đắng, hàn the, chát nên có tác dụng chữa táo thấp, tiêu thực, long đờm,... Quả trâm có vị chua nên sẽ giúp lợi tiêu hóa, lợi tiểu và anthocyanin cùng các vitamin có chứa trong quả trâm cũng giúp hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, theo một vài nghiên cứu trong đông y, nó cũng giúp giảm nhẹ các bệnh viêm phế quản, hen suyễn. Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, nó còn có khả năng điều trị táo bón, rối loạn tuyến tụy, các vấn đề về thần kinh và dạ dày.

Tác dụng đối với sức khỏeTác dụng đối với sức khỏe

3 Cách trồng và chăm sóc cây trâm

Cách trồng cây trâm tại nhà

Đầu tiên, bạn cần phải mua giống cây trâm rừng về và chọn đất có độ tơi xốp, gần nguồn nước để cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

Sau đó, bạn cạo bỏ lớp nilon bên ngoài cây giống, đặt cây vào giữa hố trồng, cắm cố định cây theo phương thẳng đứng. Tiếp đến, bạn lấp đất và hãy nén thật chặt để cây không bị đổ khi gió thổi. Cuối cùng là thường xuyên tưới nước vào gốc cho cây để cây nhanh phát triển.

Cách trồng cây trâm tại nhàCách trồng cây trâm tại nhà

Cách chăm sóc cây trâm

Vì cây trâm có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt nên việc chăm sóc cây cũng rất dễ dàng. Việc quan trọng nhất khi chăm sóc cây trâm chính là phải cung cấp đủ lượng nước cho cây, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới trồng.

Bên cạnh đó, việc bón phân theo định kỳ với liều lượng thích hợp cũng sẽ giúp cây nhanh phát triển hơn.

Ngoài ra, bạn cần cắt tỉa cành và loại bỏ lá sâu, vàng, khô héo. Thường xuyên theo dõi tình trạng cây, nếu cây có dấu hiệu bị sâu bệnh thì dùng loại thuốc thích hợp và phun thuốc trừ sâu cho cây nhé!

Cách chăm sóc cây trâmCách chăm sóc cây trâm

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trâm

Cây trâm là loại cây ưa ẩm nên khi chọn đất trồng, bạn không cần phải yêu cầu đất có độ dinh dưỡng quá cao nhưng phải dễ dàng cung cấp nước hoặc ưu tiên chọn vị trí gần nguồn nước như sông, hồ.

Thời gian tốt nhất để trồng cây trâm là vào đầu mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, vì thời tiết của 2 thời điểm này khá mát mẻ và thường có nhiều mưa.

Trước khi chuẩn bị trồng cây, bạn nên đào hố khoảng 1 tháng, dọn sạch cỏ và rắc vôi, bón phân hữu cơ để đảm bảo cây được phát triển tốt.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trâmLưu ý khi trồng và chăm sóc cây trâm

4 6 hình ảnh đẹp về cây trâm

Những tán cây trâm xòe cực đẹpNhững tán cây trâm xòe cực đẹp

Cây trâm đang chuẩn bị nở hoaCây trâm đang chuẩn bị nở hoa

Cây trâm với dáng cây độc lạCây trâm với dáng cây độc lạ

Những quả trâm chín mọng xen kẽ các cành láNhững quả trâm chín mọng xen kẽ các cành lá

Cây trâm cổ thụ hơn 500 tuổiCây trâm cổ thụ hơn 500 tuổi

Cây trâm vào mùa thay láCây trâm vào mùa thay lá

Mua trái cây tươi ngon tại Báo Đắk Nông nhé: